NỐI CHỒNG
Quy định chiều dài nối chồng là nhằm mục đích đảm bảo ứng suất được truyền toàn bộ từ thanh thép này đến thanh thép nối kia. Để thực hiện đó, chiều dài nối chồng phải đủ dài theo yêu cầu.
a. Nối Chồng Toàn Phần
+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, chiều dài nối chồng của 2 mối hàn sẽ đủ truyền toàn bộ ứng suất giữa các sợi thép (đối với lưới thép trơn).
+ Đối với lưới thép hàn gân, chiều dài nối chồng có thể ngắn hơn phụ thuộc vào khối lượng các mối hàn năm trong diện tích nối chồng.
+ Trong trường hợp không có chỉ định cụ thể, nên dung chiều dài nối chồng toàn phần hay còn gọi là nối chồng hai phương.
b. Nối Chồng Bán Phần
+ Nối chồng bán phần thường được sử dụng cho các sợi thép chịu lực trong các bản sàn được thiết kế theo một phương.
+ Thường sử dụng nối chồng bán phần cho các mối nối qua dầm, hay nói cách khác dùng cho lưới thép lớp trên.
+ Tuy nhiên, nối chồng kiểu này phải được các nhà thiết kế chỉ định.
c. Nối Chồng Kiểu Phẳng
+ Nối chồng trong mặt phẳng là dạng nối chồng mà các thanh thép cùng nằm trong một mặt phẳng, trong đó có một tấm lưới có đầi chìa dài đến mức trong phạm vi nối chồng sẽ không có thanh thép hàn nào.
+ Chiều dài nối chồng được tính toán giống như thép rời (thép trơn hoặc thép gân), căn cứ vào lực dính (giữa bê tong và cốt thép).
+ Dạng nối chồng này thường được sử dụng để giảm chiều dày ở những điểm nối chồng.
NEO CỐT THÉP TRONG BÊ TÔNG
Thông thường, chúng ta neo các tấm lưới dưới vào dầm đỡ với chiều dài neo được chọn là giá trị lớn trong hai giá trị sau đây: 12 lần đường kính của sợi thép hoặc d/2 (với d là chiều dày của sàn)
Xem chi tiết neo thép của các sợi thép dọc và sợi thép ngang (thép chịu lực và thép phân bố) của lưới thép hàn.